Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến và cách trả lời chúng
Cũng như câu hỏi số 1, hãy kể về một thất bại mà bạn đã học được nhiều bài học kinh nghiệm từ đó. Và quan trọng hơn, bạn đã cố gắng như thế nào để giải quyết “hậu họa” của thất bại đó.
Phỏng vấn xin việc là một trong những trải nghiệm không hề dễ dàng, bởi bản thân mỗi câu hỏi là một cái bẫy đầy mưu mẹo của nhà tuyển dụng. Bài viết mà Hotcourses dịch từ Investopedia sẽ giúp bạn làm quen với những câu hỏi phổ thông nhất và một số các câu trả lời thông minh điển hình.
1. Nhược điểm lớn nhất của bạn là gì?
Câu hỏi này là một cái bẫy cực lớn. Đừng nên quá thật thà kể về nhược điểm nghiêm trọng nhất mà rất có thể khi nghe xong họ sẽ vo tròn CV của bạn và… ném vào sọt rác. Thay vào đó, cũng không nên nói dối hoặc tự tin là “tôi chẳng có nhược điểm nào cả”. Cách tốt nhất ở đây là hãy thành thật nói về một nhược điểm mà bạn có thể sửa đổi và tiện thể nói luôn là bạn đang thay đổi nó như thế nào.
Câu trả lời điển hình: “Nhược điểm của tôi là thiếu kiên nhẫn. Tôi co xu hướng muốn mọi thứ phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, vì thế khi làm một việc gì đó mà không có được câu trả lời nhanh chón, hoặc khi quá trình diễn ra có chậm hơn bình thường, tôi thường bị mất kiên nhẫn. Giờ thì tôi đang tập nghĩ rằng những người khác cũng rất bận rộn và tôi cố gắng dành cho họ nhiều thời gian hơn để hoàn tất công việc. Hoặc nếu không, tôi cũng sẽ cố gắng hỏi họ một cách thân thiện rằng liệu họ có lỡ quên làm việc đó không”.
2. Bạn đã từng phải trải qua thất bại lớn lao nào?
Cũng như câu hỏi số 1, hãy kể về một thất bại mà bạn đã học được nhiều bài học kinh nghiệm từ đó. Và quan trọng hơn, bạn đã cố gắng như thế nào để giải quyết “hậu họa” của thất bại đó.
Câu trả lời điển hình: “Thất bại lớn nhất của tôi đó là khi tôi bị mất một nửa triệu đô-la khi thỏa thuận hợp đồng bởi vì tôi đã không chuẩn bị đủ để gây ấn tượng với đối tác. Tôi đã thua các đối thủ cạnh tranh của mình. Sau khi nghe tin, tôi đã gọi công ty đó và cuối cùng đã thuyết phục được họ kí hợp đồng với công ty của tôi với một mức thương thảo tốt hơn. Dẫu tôi đã không kiếm được 500.000 đô la, nhưng giờ thì tôi biết mình nên lên kế hoạch kĩ lưỡng như thế nào cho những lần “làm ăn” sau đó”.
3. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Câu hỏi này đồng nghĩa với một thắc mắc khác của nhà tuyển dụng, rằng “Bạn có thể mang lại điều gì cho chúng tôi mà những ứng viên khác không thể?”. Và trong trường hợp này, đừng trả lời theo kiểu bạn đang muốn có một công việc hay muốn sinh sống ở thành phố ấy thế nào. Quan trọng là bạn có những kiến thức và kĩ năng chuyên môn gì, đồng thời đưa ra các chứng cứ cụ thể (bằng cấp, kĩ năng…)
Câu trả lời điển hình: “Ông nên tuyển tôi làm nhân viên kinh doanh bởi vì tôi là một nhân viên chăm chỉ, với nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thảm len. Tôi sẽ cống hiến cho công ty của ông bởi vì trong suốt 5 năm qua như cách tôi đã mang lại 50 triệu đô-la doanh thu cho công ty cũ khi tôi làm việc ở đó với tư cách quản lí cho 5 nhân viên dưới quyền”.
4. Bạn thích làm việc độc lập hơn hay làm việc nhóm hơn?
Câu hỏi này cũng khá mẹo, khi mà bạn không muốn để nhà tuyển dụng đánh giá rằng mình là một kẻ chỉ biết làm việc một mình, cũng chẳng muốn để họ nghĩ rằng bạn chỉ có thể làm việc nhóm mà thiếu khả năng làm việc độc lập. Tốt nhất, hãy trả lời bằng cách cân bằng cả hai bằng một ví dụ cụ thể, chẳng hạn trong một số trường hợp thì bạn thích làm việc một mình, nhưng về lâu về dài bạn vẫn là một thành viên năng nổ trong làm việc nhóm.
Câu trả lời điển hình: “Khi nhiệm vụ chỉ cần một người làm, tôi muốn làm việc một mình và sau đó trình bày công việc của mình với cả nhóm để nhận được phản hồi từ mọi người trong nhóm, như vậy tôi có thể vẫn phát triển được thành phẩm của mình. Tương tự, nếu nhiệm vụ đó quá lớn để giải quyết một mình, tôi lại muốn được làm việc nhóm để chia sẻ công việc với những người khác. Và nêu một thành viên trong nhóm không thể hoàn tất công việc của anh ta/cô ta đung hạn, thôi sẽ chẳng ngại hỗ trợ họ để cuối cùng cả nhóm vẫn hoàn tất được công việc đúng giờ”.
5. Bạn nghĩ mình dư khả năng hay chưa đủ khả năng để đảm đương vị trí này?
Đối với những câu hỏi chứa đựng cả hai mặt ưu/nhược, hãy chọn phương án “đứng giữa”. Trong trường hợp này, hãy kể ra những ưu điểm cho phép bạn đảm đương tốt công việc này, đồng thời cũng nói thật rằng có những kĩ năng bạn nghĩ mình cần rèn luyện thêm mới có thể làm được”.
Câu trả lời điển hình: “Đối với kinh nghiệm thực tế trong ngành công nghiệp này mà nói, tôi cho rằng mình là một ứng viên có đủ khả năng để đảm đương nhiệm vụ này, tuy nhiên, vì vị trí này thuộc một phòng ban khác và vai trò này cũng còn mới mẻ đối với tôi, nên tôi vẫn phải cố gắng mới có thể làm quen được với vai trò mới”.
Leave a Reply