Những yếu tố đang làm tụt năng suất làm việc của bạn

Tốt hơn hết, bạn hãy liệt kê tất cả những nhiệm cụ bạn cần phải thực hiện vào mỗi buổi sáng. Trước giờ tan sở khoảng 1-2 tiếng, bạn hãy ngồi xem lại những công việc còn đang dang dở và giải quyết chúng một cách gọn gẽ.

Mỗi ngày, chúng ta có rất nhiều công việc cần phải giải quyết nhưng dù có cố gắng như thế nào đi nữa thì bạn vẫn thấy mình không bao giờ hết việc, năng suất công việc chẳng những không được cải thiện mà ngày càng tệ hơn. Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi vì sao bạn luôn là người phải ở lại trễ nhất để giải quyết công việc và đến sớm vào sáng hôm sau vì công việc cứ ứ đọng từ ngày này qua ngày khác? Dưới đây là 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm việc không hiệu quả và khiến cho năng suất công việc của bạn ngày càng giảm sút:

1. Năng suất

Nghe có vẻ kì lạ nhưng bạn càng đòi hỏi mình phải làm việc với năng suất cao thì vô tình bạn đang tạo một áp lực lên bản thân và khiến cho thực tế đi ngược lại với những điều mà bạn mong muốn. Khi chỉ để tâm vào năng suất công việc, bạn dường như đang xao nhãng và không tập trung vào chất lượng công việc. Một số biểu hiện cho thấy bạn đang làm việc với một năng suất thấp:
– Đột nhiên “đứng hình”, không biết nên làm gì tiếp theo khi đang làm việc
– Nhận quá nhiều công việc cùng một lúc dẫn đến kiệt sức do quá tải
Lời khuyên cho bạn rất đơn giản: Hãy tập trung vào những việc cần phải hoàn thành thay vì đắn đo, lo lắng đến việc đạt được một hiệu mức năng suất nhất định.

2. Sự trì hoãn

Chúng ta có vô số lí do để bào chữa cho việc trì hoãn thường xuyên của mình như: vì khoa học khuyên không nên làm việc quá chăm chỉ, không có cảm hứng nên không làm việc được, cảm thấy lười biếng và để lát nữa sẽ làm… Chính vì thói quen luôn trì hoãn nên công việc của ngày hôm nay chưa được giải quyết tận gốc đã ứ đọng và trở thành gánh nặng lên khối lượng công việc ngày mai, trước ngày deadline, bạn thường xuyên phải co chân lên mà chạy để hoàn thành cho xong bản báo cáo. Việc làm không khoa học này khiến cho bạn không bao giờ làm xong công việc, không có thời gian nhìn lại kết quả, dẫn tới stress kéo dài và ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả công việc.

3. Kế hoạch

Trên thực tế có rất ít người lập kế hoạch cho công việc, điều này khiến cho bạn khó có thể kiểm soát được tiến độ công việc và không kịp ứng phó trước những tình huống bất lợi. Không có những kế hoạch cụ thể, bạn dễ bị sa đà vào việc “thư giãn” quá nhiều trong khi làm việc, bạn không biết bạn đã làm được những gì và còn những nhiệm vụ nào, vậy là trong khi chỉ với 8 tiếng bạn có thể hoàn tất khối lượng công việc thì bạn lại kéo dài ra thành 10 tiếng.
Tốt hơn hết, bạn hãy liệt kê tất cả những nhiệm cụ bạn cần phải thực hiện vào mỗi buổi sáng. Trước giờ tan sở khoảng 1-2 tiếng, bạn hãy ngồi xem lại những công việc còn đang dang dở và giải quyết chúng một cách gọn gẽ.

4. Sự ưu tiên

Những người làm việc năng suất cao thường biết ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành chúng trước tiên. Lý do khiến năng suất làm việc của bạn giảm sút có thể là do bạn chưa biết cách phân chia và ưu tiên công việc. Bạn làm việc một cách ngẫu hứng, đôi khi bạn dành quá nhiều công sức cho những công việc không thực sự cần thiết dẫn đến hạn chế thời gian dành cho những công việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thăng tiến của mình. Bạn nên cân nhắc cắt giảm một vài thứ hoặc đặt chúng sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ chính của mình.

5. Môi trường làm việc

Môi trường và những đồng nghiệp xung quanh là những nhân tố cuối cùng gây ảnh hưởng đến kết quả công việc của bạn. Nếu bạn làm việc ở một nơi mà bạn không thể tự do chia sẻ suy nghĩ và ý kiến, đồng nghiệp không thân thiện, thậm chí thường xuyên gây khó khăn cho công việc của bạn thì thật khó mà bạn có thể làm tốt công việc của mình. Để luôn giữ vững năng suất và chứng minh năng lực của mình, bạn nên học cách làm quen khi đến những môi trường mới, hãy tỏ ra hòa đồng với những đồng nghiệp xung quanh, cố gắng giữ những mối quan hệ tốt đẹp.
Khi bạn đã cố gắng thay đổi để cải thiện mọi thứ nhưng vẫn không đạt được kết quả khả quan, năng suất làm việc vẫn không ngừng giảm sút thì có lẽ bạn nên tự hỏi bản thân xem đấy có phải là công việc bạn yêu thích hay không, nếu thật sự bạn không có niềm đam mê với công việc hiện tại thì bạn nên hướng đến những vị trí khác, môi trường khác để tìm kiếm sự thành công.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *