Rèn luyện kĩ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp

Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin.

1. KĨ NĂNG LẮNG NGHE

1.1 Kĩ năng lắng nghe là gì?
Những gì bạn nghe được từ cuộc sống được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nhưng quá trình lắng nghe thì chỉ được nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao
Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.
1.2 Vì sao phải học ?
Mục đích của việc lắng nghe :
· Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
· Lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc cảm: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm thông với người khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen.
· Lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng.
· là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN HIỆU QUẢ KHI LẮNG NGHE.

– Lười lắng nghe: Vì phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói.
– Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ việc có định kiến hoặc cố chấp không đồng tình với lý lẽ của người nói hoặc ngay cả với người nói. Do cái tôi của người nghe quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại.
– Lắng nghe có chọn lọc: Đây là nguyên nhân khá phổ biến mà người nghe hay gặp phải. Được biểu hiện khi người nghe đang không tập trung vào vấn đề của người nói đột nhiên chú ý đến cuộc hội thoại khi nghe được một từ hoặc một cụm từ gây chú ý, hay một cụm từ có liên quan đến nhu cầu cá nhân. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí người nghe không phải những gì người khác nói mà là những gì người nghe nghĩ rằng người nói lẽ ra phải nói.
– Không chuẩn bị chiến lược nghe hiệu quả: Khi giao tiếp chúng ta có xu hướng chuẩn bị những gì nên nói, nói như thế nào nhưng việc này không được làm tương tự như khi chúng ta là người nghe. Lắng nghe sẽ không đạt được hiệu quả nếu chúng ta không chiến lược rõ ràng, cụ thể.

3. CHIẾN LƯỢC ĐỂ LẮNG NGHE HIỆU QUẢ

– Lắng nghe một cách chủ động.

– Tập trung vào quá trình giao tiếp.

· Cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng nhau. Hãy tự hỏi bản thân: Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì họ nói không? Bạn nắm được bao nhiêu phần trăm nội dung cuộc giao tiếp của người đối diện?

· Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng người nói biết được điều gì mà bạn không biết.

· Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin.

· Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng cũng như các sự kiện; biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên tắc, ý kiến và ví dụ, bằng chứng và lập luận. Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Những khái niệm có được minh họa bằng sự kiện không?

· Chú ý lắng nghe không chỉ vào nội dung được trình bày mà còn ở ngữ điệu, giọng điệu, cử chỉ điệu bộ để nắm tốt hơn các thông tin, ẩn ý mà người nói muốn đưa đến.

· Nên lặp lại và tóm tắt nội dung của người nói sau khi họ nói xong.

– Tôn trọng người nói
· Không nên có thái độ lo ra.
· Không để chuông điện thoại làm ngắt quãng quá trình giao tiếp.
· Giao tiếp bằng mắt trong khi giao tiếp.
· Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói.
· Một người nghe tốt phải biết dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi người nói dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại những gì vừa trình bày cũng như người nói xem xét cách lắng nghe của chúng ta.
· Cho người nói biết chúng ta đang chú ý lắng nghe bằng những từ, cụm từ như: “à”, “ừ”, “thế à”, “sau đó thế nào?”…
· Khi phán đoán hay phê bình thì hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình người nói. Chỉ nhận xét khi người nói trình bày hết quan điểm của họ.
– Đặt câu hỏi, hưởng ứng người nói
· Hãy đưa ra ý kiến phản hồi bằng những câu hỏi nếu còn vấn đề nào đó bạn chưa sáng tỏ, hoặc nếu không chắc về những điều được trình bày. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

· Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: “Vậy ý của bạn là…” hay “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

-Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, đúng lúc

· Nhìn thẳng người nói để hiểu được những tín hiệu không lời. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng nghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn.

· Đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú.

· Vẻ mặt chú ý lắng nghe nhằm chứng tỏ người nghe không xao nhãng hoặc thờ ơ với vấn đề.

· Không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

4. THÓI QUEN ĐỂ CÓ MỘT KĨ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ

– Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải “Muốn” có nghĩa là tự tạo ra nhu cầu cho chính bản thân. Ví dụ như lắng nghe để học hỏi, để biết thông tin, tìm hiểu người nói, chia sẻ…
– Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng khi lắng nghe.
– Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những tiếng đệm: Dạ, Vâng,…; hoặc câu hỏi ngắn: “Vậy à? Thế á? Cái gì? Thật không? Gì nữa? Thế á? Thật không?…” Kết luận bằng: “Tôi hiểu rồi”. “Tôi biết rồi.”

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *